Tinh thần tự giác là
khả năng vượt qua rào cản cảm xúc để bắt tay hành động ngay lập tức dựa trên
suy nghĩ của mình.
Tưởng tượng
như có một ngày bạn nghĩ trong đầu: “Dạo này mình hơi tròn do lười vận động và
ăn uống hơi quá đà. Đã đến lúc cần phải giảm 5 ký thôi!” Nếu bạn không có tinh thần tự giác lên kế hoạch và
tập luyện nghiêm túc để có một thân hình như mong muốn, suy nghĩ đó cứ luẩn
quẩn lúc ẩn lúc hiện trong đầu bạn. Tinh thần
tự giác như một liều thuốc hữu ích giúp bạn vượt qua những căn bệnh như chần
chừ, ngại khó, lười biếng,… Tinh thần
tự giác còn là người bạn đồng hành không thể thiếu trên con đường bạn theo đuổi
đam mê và mục tiêu của bản thân. Còn chần chừ gì nữa, bạn hãy tìm kiếm
người bạn này trước khi bắt tay vào hành trình đi tìm ước mơ nhé!
Thói quen hay bẩm sinh?
Tinh thần tự giác
cũng như những cơ bắp có được từ sự rèn luyện thể chất bền bỉ. Nói một cách
khác, tinh thần tự giác cao hay thấp
cũng xuất phát từ công sức mỗi người bỏ ra tập luyện mỗi ngày.
Bí quyết xây
dựng tinh thần tự giác có thể học hỏi
từ phương pháp tập tạ nghiêm khắc để hình thành cơ bắp. Điểm khởi đầu sẽ là
nâng một cái tạ trong giới hạn khả năng bản thân.
Bạn sử dụng sức lực nâng lên cho đến lúc cơ của bạn mỏi, bạn sẽ hạ xuống. Như
vậy, tinh thần tự giác được xây dựng từ
việc đối mặt với một số thử thách nhỏ nằm trong giới hạn cho phép của bản thân. Tất nhiên, điều đó
không có nghĩa chúng ta sẽ bị thu hẹp mãi trong một khuôn khổ nhất định. Cũng
như việc tập tạ, bạn sẽ không tăng thêm sức mạnh nếu cứ nâng mãi một khối lượng
nhẹ nhàng cố định, hay sẽ nản lòng sớm khi cố gắng quá sức mình. Quá trình rèn
luyện bền bỉ đòi hỏi thời gian, lòng kiên
trì, không ngừng thử thách bản thân
sau mỗi lần thành công. Một điều quan trọng không kém là bạn cảm thấy thoải mái
chấp nhận khả năng hiện tại của mình đang ở đâu và không ngại hàng ngày nỗ lực
làm từng chút để đạt mục tiêu.
Như vậy,
nhìn một cách tích cực hơn, tinh thần
tự giác cũng là một thói quen cần được mài dũa lâu dài. Chúng ta càng dành
nhiều thời gian và tâm sức rèn luyện từ
những mục tiêu nhỏ, ý thức chúng ta càng phát triển lớn mạnh.
Từ bỏ sự hoàn hảo
Sự hoàn hảo
là kẻ thù của ý thức tự giác. Nếu bạn tìm kiếm sự hoàn hảo, bạn sẽ không
bao giờ thực hiện được những gì cần làm để tiến tới thành công. Đòi hỏi mỗi
việc phải thật hoàn hảo thì rất khó để bắt đầu bắt tay vào làm.
Tôi có một
kinh nghiệm nhỏ thế này. Một ngày, tôi lên kế hoạch là phải cố gắng đọc xong
một số chương trong các quyển sách trên bàn ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không
hoàn thành, tôi sẽ dẹp bớt đống sách qua một bên hay điều chỉnh lại mục tiêu
ngày để không bị ngán ngẩm. Nghe có vẻ như lời biện minh cho sự lười biếng,
nhưng tôi cảm thấy tinh thần ít bị dễ
nản hơn là để mục tiêu không hoàn thành mà giấy tờ lúc nào cũng chất đống.
Không so sánh với người khác
Bạn đừng nên
so sánh mình với người khác mà tự hủy hoại tinh thần
bản thân. Nếu không xuất phát từ việc noi gương người khác để phấn
đấu, sự so sánh sẽ “giúp” bạn tìm ra những gì bạn đang muốn thuyết phục
suy nghĩ của mình theo chiều hướng tiêu cực. Nếu bạn nghĩ mình yếu, người khác
sẽ dường như mạnh mẽ hơn. Nếu bạn nghĩ bạn mạnh mẽ, người khác có vẻ như
yếu đuối hơn. Vì thế, sẽ không có lúc nào là tốt nhất để có sự tin tưởng vào
bản thân có thể vượt khó, hay tinh thần
không ngừng phấn đấu cải thiện hơn nữa. Thật là một sự hao phí thời gian và năng lượng! Bạn hãy
dành chúng cho thói quen luyện tập để tiến bộ hơn bản thân mình lúc trước và tự
nhủ rằng bạn có thể vượt qua được chính mình, bạn nhé!.
Khoảng khắc tuyêt vời lúc bạn thành công
Không có thành công nào là không trải qua
thử thách. Bạn hãy hình dung khoảng khắc bạn gặt hái được những thành quả mình
mong đợi, cảm nhận của bạn lúc
đó, niềm vui khi bạn chia sẻ thành công
với bạn bè và người thân…
Những thử thách hiện tại chỉ là lời nhắc nhở với bạn rằng thành công và hạnh phúc bạn muốn xứng đáng dành công sức để đấu tranh.
Sưu tầm - Webhoctap24h
hay
Trả lờiXóa